-
- Tổng tiền thanh toán:
Đồ gốm sứ lưu giữ giá trị truyền thông ngàn năm
Tác giả: Nguyễn Khánh Duy Ngày đăng: 08/06/2022
Như chúng ta đã biết nguyên liệu làm gốm chính là một sản phẩm được làm ra từ đất. Từ nguyên liệu thô sơ trải qua quá trình sàng lọc làm sạch đất, sau đó đất sét sẽ được nhào nặn thành hình thù mong muốn. Và công đoạn cuối là nung sản phẩm ở nhiệt độ cao, thường là từ 1.300 đến 1.400 độ C, từ 4 tiếng đến 5 tiếng tùy theo sản phẩm.
Gốm sứ được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ những sản phẩm gia dụng đến ứng dụng trong các ngành công nghiệp hoặc y tế… Đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì dòng gốm sẽ được chế tác theo công thức phù hợp nhất.
Gốm sứ gắn liền với lịch sử phát triển của loài người
Lịch sử gốm sứ trên thế giới
Có rất nhiều bằng chứng liên quan tới gốm sứ đã được các nhà khảo cổ học tìm thấy trên khắp thế giới. Điều này chứng tỏ rằng gốm sứ đã từ lâu trở thành một vật liệu quen thuộc gắn liền với sự phát triển và hình thành của loài người.
Tại Tiệp Khắc đã tìm ra những bức tượng nhỏ có niên đại cách đây 27.000 năm TCN. Tương tự như vậy nhiều đồ vật chậu, bình, đĩa… được phát triển ở Hy Lạp cổ đại và Ai Cập trong giai đoạn khoảng 9000 – 6000 năm TCN.
Không chỉ là một loại vật liệu, gốm sứ còn là chứng nhân lịch sử của đất nước Việt Nam ta. Vào khoảng 6000 – 7000 năm trở về trước; gốm sứ đã bắt đầu manh nha hình thành trên đất nước ta. Để có được sự phát triển mạnh mẽ như ngày nay, gốm sứ Việt Nam đã trải qua hàng trăm năm xây dựng, giữ gìn và bảo tồn, phát triển. Tuy có nhiều biến cố cùng những thăng trầm trong lịch sử nhưng tinh hoa gốm sứ Việt Nam vẫn luôn luôn trường tồn. Luôn có sự đổi mới và để lại một kho tàng các tác phẩm gốm sứ đặc sắc.
Có nhiều làng nghề vẫn còn tồn tại và phát triển cho tới ngày nay nhưng ngược lại cũng có những làng nghề dần mai một và biến mất đi khỏi bản đồ gốm sứ Việt Nam.